Dấu hiệu Trì hoãn

Nhìn chung, sự trì hoãn là một thói quen thuộc về khía cạnh tâm lý, biểu hiện thông qua từng cá nhân cụ thể nhưng một số dâu hiệu chung có thể nhận biết một người có thói quen trì hoãn, cụ thể là:[10]

  • Thường hay chần chừ khi làm việc gì đó, mặc cho hạn chót đang cận kề, một số người lập kế hoạch và lên hạn chót (dead line) cho một số công việc nhưng các công việc ấy cứ liên tục bị đình trệ và hoãn lại thời gian thực hiện. Một ví dụ cụ thể là lướt web cả đêm trong khi vẫn còn bài tập phải nộp trong ngày mai.
  • Lưu lại một công việc nào đó trên danh sách những việc cần làm trong suốt một thời gian dài, ngay cả khi biết nó rất quan trọng. Và chờ đến khi bắt tay thực sự vào làm thì mọi thứ cũng đã rối tinh lên, vượt quá tầm kiểm soát hoặc tính chất, hình thái công việc đã chuyển sang trạng thái khác.
Tôi biết mình phải làm gì. Tôi hiểu rõ những ích lợi của việc đó. Tôi cũng biết những hậu quả tiêu cực nếu mình không làm nó. Tôi có đủ năng lực và công cụ để thực hiện công việc. Nhưng tôi vẫn không làm[10]
  • Sự trì hoãn còn thể hiện ngay trong những công việc gia đình, cho dù là những việc nhà, công việc đơn giản, như việc một số người dự định xắn tay vào dọn dẹp cho nhà cửa gọn gàng nhưng rồi vẫn chưa thực hiện được, chẳng hạn như: Lên kế hoạch là sáng chủ nhật sẽ dọn nhà, nhưng vì lý do bận bịu cho nên là căn phòng vẫn nguyên trạng từ tuần này sang tuần khác, ngày này qua tháng nọ. Hoặc những việc dường như nhỏ nhặt đi đổ rác, rửa xe, thăm nhà bạn bè, thăm nhà bà con, họ hàng) nhưng lại không làm ngay, đợi rồi cuối cùng là không làm.
  • Dành phần lớn thời gian, thậm chí cả ngày chỉ để làm những việc kém quan trọng nhất trong danh sách những việc phải làm hay để hàng loạt những công việc không quan trọng lấn át toàn bộ quỹ thời gian. Thông thường nếu không thích làm một công việc nào đó thì một số người sẽ bỏ lại chúng sau nhiều mục tiêu khác. Đến khi hoàn thành công việc gần cuối cùng thì cảm thấy mình đã làm được một số việc hữu ích nhưng thực tế đó không phải là những việc thực sự cần xử lý và công việc trọng tâm vẫn chưa được triển khai thực hiện.
  • Kiểm tra và nhớ lại một công việc, kế hoạch nào đó tới hơn một lần và không hề bắt tay vào làm gì với nó, hoặc khởi động làm một cách qua loa, chiếu lệ rồi bỏ mặc, không đeo bám.
  • Bắt tay vào những công việc quan trọng nhất, nhưng gần như ngay lập tức ngừng lại và phân tâm để thực hiện các việc khác như pha cà phê hay kiểm tra email, lướt Web hoặc làm những công việc linh tinh khác mà không hỗ trợ hoặc liên quan đến công việc đang bắt tay làm, đó còn là biểu hiện qua sự phân tâm, mất tập trung trong công việc.
  • Có thói quen hẹn, chờ ví dụ như: Chờ chút!, để lát làm! hoặc để mai tính! đó là những lời tự hứa hẹn theo kiểu con ma nhà họ Hứa. Đồng thời một số người luôn đưa ra nhiều giải thích, biện minh cho sự chậm trễ của mình với những lý do không chính đang và mang tính tự huyễn hoặc, chỉ để lừa phỉnh chính bản thân và ngầm khẳng định lần sau sẽ lại tiếp tục trễ như: Tại tôi có tới ba đứa con phải đưa đi học, Tại tôi phải ngừng tới hai lần đèn đỏ.. Nói chung, luận điệu của những người mắc bệnh trì hoãn là tôi bị thế này tôi bị thế kia dù họ thực ra đã nhận thức được vấn đề, song lại không làm và khất lần khất lượt.

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Trì hoãn http://books.google.com/books?id=20oUOtjs9DkC&pg=P... http://www.psychologytoday.com/articles/200706/the... http://studiemetro.au.dk/fileadmin/www.studiemetro... http://my.ilstu.edu/~dfgrayb/Personal/Procrastinat... http://web.mit.edu/ariely/www/MIT/Papers/deadlines... http://www.rps.psu.edu/sep96/almost.html //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/12009041 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/17201571 //pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/2775008 http://sucsongmoi.net/126/lam-sao-de-khac-phuc-tin...